Tính toán khoa học đang dần trở thành xu hướng giáo dục được nhiều phụ huynh quan tâm. Đây không còn là kiến thức “cao siêu” chỉ dành cho chuyên gia, mà là hành trang cần thiết để con học tốt hơn trong tương lai. Vậy bắt đầu từ đâu, và làm sao để con thấy hứng thú?
Tư duy logic – Bước đầu dẫn lối đến tính toán khoa học
Tư duy logic là nền tảng quan trọng giúp trẻ học tốt toán, công nghệ, và kỹ năng giải quyết vấn đề. Tin vui là trẻ nhỏ hoàn toàn có thể rèn luyện tư duy logic mỗi ngày, không cần đến sách vở phức tạp.
Từ việc sắp xếp đồ chơi, chơi xếp hình theo màu sắc, đến việc giải đố hay đặt câu hỏi “vì sao lại như vậy?”, tức là trẻ đang rèn luyện tư duy logic và xây nền cho tính toán khoa học sau này.
Tính toán khoa học là gì? Vì sao nên bắt đầu từ tiểu học?
Tính toán khoa học là việc sử dụng máy tính và tư duy toán học để giải quyết các bài toán trong đời sống, như dự báo thời tiết, phân tích chuyển động, mô phỏng tình huống, giải các phương trình vật lý… Đây là cầu nối tuyệt vời giữa học tập và khám phá.
Đối với trẻ nhỏ, ta không nên dạy khái niệm phức tạp. Thay vào đó, chỉ cần giúp trẻ duy có trình tự, cách phân tích một vấn đề và thử nghiệm nhiều giải pháp. Đó đã là bước đầu của tư duy tính toán khoa học.
Trẻ tiếp cận tính toán khoa học theo từng độ tuổi
Ở mỗi độ tuổi, trẻ có thể tiếp cận tính toán khoa học theo cách khác nhau một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và gần gũi.
-
Với trẻ 3–5 tuổi, là thời điểm vàng để bắt đầu và việc chơi chính là cách học hiệu quả nhất. Các trò như xếp hình, phân loại màu sắc, ô hình nhỏ như xe chạy bằng lập trình, hay trò chơi sắp xếp theo quy luật đã giúp con hình thành tư duy logic ban đầu.
-
Từ 6–8 tuổi, trẻ bắt đầu hiểu được nguyên nhân – kết quả. Đây là lúc lý tưởng để con làm thí nghiệm nhỏ tại nhà, khám phá các trò chơi tư duy hoặc học lập trình đơn giản bằng phần mềm.
-
Đến 9–12 tuổi, trẻ có thể giải quyết các vấn đề phức tạp hơn, điều khiển robot nâng cao hơn hoặc làm các dự án có tính ứng dụng như đo nhiệt độ, tính toán ngân sách.
Dù ở độ tuổi nào, điều quan trọng nhất vẫn là cha mẹ luôn đồng hành và khơi gợi sự tò mò trong trẻ, đó chính là nền tảng để nuôi dưỡng tư duy khoa học.
Công cụ nào giúp trẻ học tính toán khoa học dễ hiểu và vui nhộn?
Bạn không cần phải là chuyên gia để cùng con khám phá tính toán khoa học. Chỉ cần một vài công cụ đơn giản, trẻ sẽ có cả thế giới học tập mới lạ và thú vị.
-
Scratch: Nền tảng lập trình kéo – thả siêu dễ dùng cho trẻ từ 6 tuổi, giúp tạo game, kể chuyện, mô phỏng chuyển động.
-
LEGO Mindstorms, LEGO Spike: Trẻ vừa lắp ráp vừa lập trình robot, hoàn thành thử thách và hiểu nguyên lý hoạt động.
-
GeoGebra, Code.org, Tynker: Các phần mềm học toán, lập trình và tư duy logic bằng hình ảnh trực quan, màu sắc sinh động.
Tại Mykingdom STEAM, chúng tôi kết hợp các công cụ này trong lớp học, workshop và dự án tại nhà, để trẻ học mà không hề thấy nhàm chán.
Phụ huynh nên bắt đầu từ đâu?
Đừng lo nếu bạn không giỏi công nghệ. Thực ra, điều con cần nhất chính là sự đồng hành và khích lệ từ bạn.
Bạn có thể:
-
Cùng con chơi trò dự đoán thời tiết tuần tới
-
Lập bảng chi tiêu khi đi siêu thị
-
Thiết kế vườn rau nhỏ tại nhà và theo dõi quá trình lớn lên…
Những hoạt động tưởng như đơn giản ấy lại chính là bước đầu giúp con tư duy như một “nhà tính toán khoa học” nhỏ tuổi.
Dự án STEAM đơn giản: Lắp ráp máy quạt tự động với LEGO WeDo 2.0
Ba mẹ hãy cùng trẻ thực hiện dự án STEAM đơn giản “Lắp ráp máy quạt tự động” với Lego WeDo 2.0 để bé nuôi dưỡng tư duy tính toán khoa học từ sớm.
VUI HỌC TẠI NHÀ CÙNG LEGO WEDO | Tập 2: LẮP RÁP MÁY QUẠT TỰ ĐỘNG
Các bước thực hiện:
Chuẩn bị
-
Bộ LEGO WeDo 2.0
-
Phần mềm WeDo 2.0 (trên máy tính bảng hoặc laptop)
-
Linh kiện: mô-tơ, cảm biến chuyển động, bánh răng, cánh quạt, khung LEGO
Lắp ráp mô hình
-
Lắp mô-tơ gắn trục và cánh quạt phía trước.
-
Tạo khung giữ mô-tơ chắc chắn.
-
Gắn cảm biến chuyển động phía trước quạt (để nhận biết khi có người đến gần).
Kết nối mô hình và thiết bị
-
Kết nối bộ não và thiết bị điều khiển: bấm vào “connect” để mở kết nối.
-
Bộ não hiện màu xanh dương
Lập trình bằng phần mềm WeDo 2.0 và thử nghiệm
-
Kéo thả khối lệnh: Kéo khối tốc độ của động cơ và gắn vào khối bắt đầu, khối thời gian chuyển động của động cơ và khối dừng động cơ.
-
Điều chỉnh động cơ quay trong thời gian như ý muốn: 5-10 giây.
-
Kiểm tra dòng lệnh: bấm vào nút “Bắt đầu”.
-
Quan sát mô hình và xem cánh quạt quay và dừng lại
Thêm các thử thách
-
Tăng giảm thời gian cánh quạt quay, với nhiều tốc độ khác nhau
-
Điều chỉnh góc cảm biến, vị trí cánh quạt quay
Bài thực hành vô cùng đơn giản để ba mẹ có thể hướng dẫn bé thực hiện!
Khám phá thêm LEGO WeDo 2.0: Giúp trẻ học lập trình robot dễ dàng
Với bài thực hành này, trẻ sẽ hiểu cách dữ liệu cảm biến điều khiển hành vi thiết bị, một nguyên lý cơ bản trong tính toán khoa học, rèn kỹ năng quan sát, lập trình đơn giản và tư duy logic, phù hợp cho các bài học STEM tại nhà hoặc lớp học mở rộng.
Một đứa trẻ biết quan sát, phân tích và không sợ thử sai sẽ luôn có lợi thế trong học tập và cuộc sống. Tính toán khoa học không phải là một môn học khó nhằn, mà là một cách để con nhìn thế giới với góc nhìn khoa học và sáng tạo hơn.
Tính toán khoa học sẽ không còn xa vời nữa nếu cha mẹ bắt đầu từ hôm nay, từ những việc gần gũi và tự nhiên nhất!